Thông qua Dự án, Nhà trường đã được chuyên gia nước ngoài trong mạng lưới của Tổ chức Đại học Pháp ngữ tư vấn đánh giá thực trạng và đưa ra khuyến nghị về xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến hoàn chỉnh theo chuẩn mực quốc tế; Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực Đào tạo trực tuyến từ sơ cấp đến nâng cao cũng như Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Đào tạo trực tuyến; thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy E-Learning cho 38 lãnh đạo, cán bộ giảng viên Nhà trường, điều chỉnh Chương trình đào tạo theo hướng tích hợp đào tạo trực tuyến với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong nước của Tổ chức Đại học Pháp ngữ. Nhà trường cũng đã tạo không gian học tập trực tuyến cho sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
TS. Trần Ái Cầm, hiệu trưởng Nhà trường, chia sẻ: “Hệ thống đào tạo trực tuyến đã được Nhà trường quan tâm và đầu tư từ năm 2017, từ việc xây dựng các chính sách, quy định, đào tạo đội ngũ, đầu tư trang thiết bị, xây dựng học liệu và đưa vào giảng dạy trực tuyến một số học phần. Các kết quả của Dự án là tiền đề để Nhà trường tiếp tục nâng cao và hoàn thiện hệ thống đào tạo trực tuyến theo chuẩn mực quốc tế”. Đặc biệt với làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay, kết quả của Dự án mang lại nhiều lợi ích thiết thực và kịp thời cho cán bộ vận hành, giảng viên, sinh viên của nhà trường – đối tượng thụ hưởng chính của Dự án. “Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp tục cải tiến theo các khuyến nghị của chuyên gia, triển khai giảng dạy các học phần trực tuyến theo mô hình mới, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ… là nền tảng thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hóa, bảo đảm hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần xây dựng xã hội học tập theo chủ trương chung hiện nay”, TS. Trần Ái Cầm cho biết thêm.
Một số hình ảnh về hoạt động của Dự án:
(Hình ảnh chương trình được thực hiện trước khi dịch Covid-19 bùng phát)